Hợp đồng là công cụ pháp lý không thể thiếu trong giao dịch dân sự và thương mại. Từ thuê nhà, hợp tác kinh doanh, lao động đến mua bán hàng hóa… tất cả đều cần hợp đồng để bảo vệ quyền lợi và phòng ngừa tranh chấp.
Kế Toán Việt Khang xin chia sẻ một số nội dung cơ bản và quan trọng nhất khi soạn thảo hợp đồng để giúp các cá nhân, doanh nghiệp nắm vững, áp dụng thực tiễn và tránh rủi ro pháp lý.
Nội dung chính
Toggle1. BẢN CHẤT VÀ TÊN GỌI HỢP ĐỒNG
Tên gọi hợp đồng thường phụ thuộc vào mục đích giao kết và lĩnh vực pháp luật điều chỉnh. Ví dụ:
-
Hợp đồng dân sự: mua bán, vay mượn, thuê mướn…
-
Hợp đồng thương mại: dịch vụ, đại lý, nhượng quyền…
-
Hợp đồng chuyên ngành: xây dựng, tín dụng, vận tải…
Tuy nhiên, tất cả các hợp đồng đều có những nội dung cốt lõi giống nhau, cần được xây dựng đầy đủ theo luật định.
2. CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC TRONG MỘT HỢP ĐỒNG
2.1 Chủ thể hợp đồng
Là cá nhân hoặc tổ chức tham gia.
-
Cá nhân: cần ghi rõ CCCD/CMND, địa chỉ, mã số thuế (nếu có).
-
Tổ chức: ghi rõ tên công ty, MST, người đại diện pháp luật/ủy quyền và kèm theo giấy ủy quyền (nếu có).
📌 Phải xác định chính xác tư cách chủ thể để tránh hợp đồng bị vô hiệu.
2.2 Đối tượng hợp đồng
Là tài sản hoặc công việc mà hợp đồng hướng đến:
-
Tài sản: nhà, xe, hàng hóa, tiền, tài sản trí tuệ…
-
Công việc: dịch vụ tư vấn, thiết kế, lập trình…
Nếu không xác định rõ đối tượng → hợp đồng không có giá trị pháp lý.
2.3 Số lượng, chất lượng
-
Đối với tài sản: xác định số lượng bằng đơn vị đo (kg, cái, thùng…), quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật…
-
Đối với công việc: cần tiêu chí đánh giá rõ (ví dụ: hoàn thành khi nghiệm thu, bàn giao đúng yêu cầu…)
📌 Điều khoản này là cơ sở xác định trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện.
2.4 Giá và phương thức thanh toán
Giá trị có thể cố định hoặc linh hoạt (theo thị trường).
Phương thức thanh toán:
-
Tiền mặt
-
Chuyển khoản
-
Thanh toán theo đợt, có đặt cọc…
Lưu ý: cần ghi rõ thời hạn thanh toán, đơn vị tiền, thông tin tài khoản nhận tiền.
2.5 Thời hạn và địa điểm thực hiện
-
Thời hạn: ngày bắt đầu – ngày kết thúc, hoặc thời điểm giao dịch có hiệu lực.
-
Địa điểm: nơi giao hàng, nơi cung cấp dịch vụ, nơi ký kết…
📌 Một hợp đồng thiếu thời gian, địa điểm rõ ràng rất dễ bị hiểu sai và phát sinh tranh chấp.
2.6 Quyền và nghĩa vụ các bên
Phải quy định rõ từng bên được làm gì – phải làm gì – không được làm gì.
→ Đây là căn cứ chính để xác định ai vi phạm, ai thiệt hại.
2.7 Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
a) Phạt vi phạm
Chỉ áp dụng nếu hai bên có thỏa thuận rõ về việc phạt.
-
Theo Bộ luật Dân sự 2015 – Điều 418
-
Luật Thương mại 2005 – Điều 300–301
-
Luật Xây dựng 2014 và sửa đổi 2020 – Điều 146
b) Bồi thường thiệt hại
Áp dụng kể cả khi không có thỏa thuận trước. Chỉ cần chứng minh có:
-
Hành vi vi phạm
-
Lỗi
-
Thiệt hại thực tế
-
Mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm và thiệt hại
2.8 Giải quyết tranh chấp
Các bên có thể lựa chọn:
-
Hòa giải, thương lượng
-
Tòa án có thẩm quyền
-
Trọng tài thương mại
📌 Lưu ý: Chỉ chọn 1 cơ quan giải quyết, ghi rõ tên và cấp thẩm quyền. Tránh ghi “Tòa án hoặc Trọng tài” sẽ dẫn đến mâu thuẫn pháp lý và bị từ chối thụ lý.
2.9 Tránh giao dịch dân sự vô hiệu
Theo Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vô hiệu nếu:
-
Vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội
-
Bị giả tạo
-
Người ký không đủ năng lực hành vi
-
Bị nhầm lẫn, lừa dối, ép buộc
-
Không đúng hình thức pháp luật quy định
3. DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TẠI VIỆT KHANG
Vì sao chọn Việt Khang?
-
📄 Hỗ trợ soạn mới, rà soát, chỉnh sửa – theo đặc thù từng ngành
-
🔐 Bảo mật tuyệt đối – Hỗ trợ từ xa toàn quốc
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty
📞 Liên hệ ngay để được hỗ trợ
Việt Khang – Soạn đúng luật, hạn chế tranh chấp
📲 Hotline:0963 170 756 – 035 611 4429 – 0908 013 272
Fanpage:Dịch vụ Kế toán – Thành lập doanh nghiệp Việt Khang